Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia - Quan điểm sửa đổi, bổ sung

|

Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia - Quan điểm sửa đổi, bổ sung



Danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê năm 2015 gồm 20 nhóm với 186 ch?? tiêu. Sau 5 năm triển khai thực hiện, danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia ??ã đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của Đảng, Nhà nước trong việc điều hành và đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện các mục tiêu, ch?? tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016-2020 đồng thời phục vụ công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia ??ã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Chưa cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới của Đảng, Quốc hội, Chính phủ hay các quy định của các tổ chức quốc tế được ban hành trong thời gian gần đây; tên của một số ch?? tiêu không còn phù hợp với các văn bản pháp luật chuyên ngành, một số ch?? tiêu không có tính khả thi,… Trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số và sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư thì danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia ban hành theo Luật Thống kê năm 2015 cần được sửa đổi để khắc phục hạn chế, đồng thời cập nhật bổ sung ch?? tiêu nhằm phản ánh đầy đủ thực tiễn đang vận động của đời sống kinh tế - xã hội trong tình hình và nhiệm vụ mới. Việc sửa đổi, bổ sung danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia lần này được thực hiện theo quan điểm sau:
 
- Thứ nhất, thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
 
- Thứ hai, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước, phục vụ các cơ quan, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
 
- Thứ ba, bảo đảm tính khả thi khi Danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia sửa đổi, bổ sung được ban hành, áp dụng thuận lợi trong thực tiễn.
 
- Thứ tư, khẳng định và nâng cao vai trò của hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước, bảo đảm phù hợp với thực tiễn thống kê Việt Nam và các nguyên tắc hoạt động thống kê chính thức của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc.
 
- Thứ năm, bảo đảm so sánh quốc tế.
 
Với quan điểm nêu trên, Tổng cục Thống kê dự thảo danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia sửa đổi, bổ sung gồm 20 nhóm với 215 ch?? tiêu. So với danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia ban hành theo Luật Thống kê năm 2015, danh mục này giữ nguyên 134 ch?? tiêu do vẫn còn phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi và bảo đảm phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới; sửa tên 41 ch?? tiêu để phù hợp tình hình thực tế và văn bản pháp luật chuyên ngành đồng thời bảo đảm so sánh quốc tế. Bổ sung 40 ch?? tiêu để phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời bỏ 11 ch?? tiêu do không còn phù hợp với thực tế, không bảo đảm tính khả thi hoặc đã có trong nội dung của ch?? tiêu khác. Theo đó, dự thảo danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia mới sẽ đáp ứng được một số nội dung:
 
Một là, cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới trong thời gian gần đây, cụ thể: 18 ch?? tiêu phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; 17 ch?? tiêu phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; 54 ch?? tiêu phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nội dung Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững; 24 ch?? tiêu phản ánh, giám sát, đánh giá việc thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung vào các nhóm chuyển đổi số, kinh tế số; 12 ch?? tiêu phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics; 26 ch?? tiêu phản ánh, giám sát, đánh giá về giới và bình đẳng giới.
 
Hai là, cập nhật các ch?? tiêu phản ánh quan hệ hội nhập quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Theo đó, danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia có: 33 ch?? tiêu thống kê về phát triển bền vững ở cấp độ toàn cầu (SDG); 10 ch?? tiêu thống kê giới ở cấp độ toàn cầu; 29 ch?? tiêu thống kê ở cấp độ ASEAN; 05 ch?? tiêu thuộc bộ ch?? tiêu phát triển công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu (IDI); 03 ch?? tiêu thuộc bộ ch?? tiêu đánh giá Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
 
Ba là, cập nhật các ch?? tiêu phản ánh, dự báo, đo lường sự phát triển của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế bao trùm với 24 ch?? tiêu phản ánh kinh tế xanh, tăng trưởng xanh; 04 ch?? tiêu phản ánh kinh tế tuần hoàn và 08 ch?? tiêu phản ánh kinh tế bao trùm.
 
Danh mục ch?? tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV theo quy trình một kỳ họp./.
 
ThS. Trần Thị Luyến
Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê - TCTK

Cổng giải trí điện tử BNG